Fulfillment là gì?

Fulfillment là gì?

Dịch vụ fulfillment ngày các phổ biến với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh online hay kinh doanh trên sàn TMĐT. Dịch vụ này như một giải pháp cho các doanh nghiệp về bài toán kho vận. Cùng tìm hiểu xem dịch vụ này có những nội dung gì nhé.

Dịch vụ fulfillment là gì?

Fulfillment được hiểu là dịch vụ hoàn tất đơn hàng, dịch vụ hậu cần kho vận hoặc trung tâm phân phối sản phẩm. Đây là dịch vụ được bên thứ ba thực hiện các công việc như quản lý kho bãi, xử lý đơn hàng và vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng.
Đây là quá trình được bắt đầu từ lúc hàng hóa được nhập vào kho cho đến khi hàng hóa được trao đến tận tay người tiêu dùng. Quá trình này sẽ gồm các hoạt động như: lấy hàng hóa từ người bán, lưu kho, xử lý đơn, lấy hàng hóa từ kho, đóng gói và vận chuyển.


Fulfillment phổ biến với các nhà bán lẻ thương mại điện tử, doanh nghiệp mới, cá nhân kinh doanh trên mạng xã hội và các doanh nghiệp lớn. Với xu hướng giao dịch trực tuyến ngày một tăng thì dịch vụ này giúp cho việc mua bán trở nên cực kỳ thuận tiện.
Dịch vụ này sẽ là đơn vị thay thế cho người bán hàng xử lý các công việc như quản lý kho, xử lý đơn và vận chuyển hàng. Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ Fulfillment thì hàng hóa cũng được đảm bảo giao đến tay người dùng nhanh chóng.
Các sàn thương mại điện tử lớn như Amazon, Tiki, Lazada, Sendo,… đã sử dụng dịch vụ này như là một giải pháp quản lý hàng tồn kho, hoàn tất đơn hàng hiệu quả. Với nhu cầu phải xử lý hàng nghìn đơn hàng mỗi ngày thì cần phải có kho bãi rộng và đơn vị vận chuyển nhanh chóng. Hai yêu cầu này sẽ được dịch vụ hậu cần kho vận giải quyết ổn thỏa.

Vai trò của dịch vụ fulfillment với doanh nghiệp

Fulfillment giúp doanh nghiệp quản lý và tối ưu chi phí tồn kho

Nếu muốn hàng hóa luôn có sẵn để trao đến khách hàng mọi lúc thì doanh nghiệp phải nhập thêm hàng. Vì vậy mà người bán cần phải chuẩn bị không gian lưu trữ hàng lớn, tuyển nhân viên,…

Việc tăng thêm hàng hóa và nhân sự sẽ khiến doanh nghiệp gặp phải vấn đề khi làm marketing, quản lý hàng tồn, bán hàng và vận chuyển hàng hóa. Và dịch vụ fulfillment chính là giải pháp giải quyết tốt nhất.

Nhờ có giải pháp này mà người bán hàng sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, có thêm thời gian để tập trung vào hoạt động kinh doanh của mình hơn.

Giúp cân bằng lợi ích giữa người bán và người mua

 


Người bán hàng luôn giao hàng đúng hẹn, hàng hóa đúng chất lượng sẽ khiến người mua hài lòng. Nhưng thực tế luôn có những vấn đề bất khả kháng phát sinh khiến điều này không thể đảm bảo.

Bởi vậy mà dịch vụ fulfillment luôn được ưu tiên sử dụng vì nó sẽ giúp hoàn tất các khâu lấy hàng hóa, đóng gói, vận chuyển,… Tất cả đều để đảm bảo hàng hóa sẽ được giao đến tận tay người mua đúng hẹn.

Đặc biệt, dịch vụ này còn hỗ trợ thu tiền hộ cho người bán, giúp người bán đảm bảo được lợi ích, người mua cũng sẽ yên tâm khi mua hàng hơn.

Giúp rút ngắn khoảng cách mua bán xuyên quốc gia

Dịch vụ fulfillment không chỉ hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh trong nước mà còn giúp vươn xa hơn tới các mảnh đất màu mỡ ở quốc gia khác. Nhờ dịch vụ này mà doanh nghiệp có thể dễ dàng xuất khẩu online, vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác.

Các hình thức fulfillment hiện nay

Có những hình thức fulfillment nào? Doanh nghiệp của bạn sẽ phù hợp với hình thức như thế nào? Dựa vào quy mô và nguồn lực của doanh nghiệp mà các hình thức của fulfillment sẽ được phân loại như sau:

In-house fulfillment

 

Hình thức In-house fulfillment còn có tên gọi khác là self-fulfillment. Doanh nghiệp sẽ có kho hàng lưu trữ riêng và tự quản lý mọi hoạt động như tồn kho, hoàn tất đơn hàng. Hình thức này phù hợp với những công ty có quy mô và nguồn lực như sau:

  1. Công ty có quy mô lớn, có thể bỏ ra ngân sách lớn để đầu tư kho bãi, thuê nhiều nhân công để thực hiện quy trình hoàn tất đơn hàng.
  2. Các công ty mới hoạt động hay gọi là startup, đây là những công ty chưa có lượng khách ổn định, kho bãi, quy trình tự hoạt động. Với quy mô nhỏ như vậy thì sẽ không mất nhiều vốn đầu tư và sẽ chú ý sản phẩm bán ra nhiều hơn.

Dropship

Đây là hình thức mà đơn vị bán hàng không sở hữu hàng hóa mà họ sẽ phải liên hệ với nhà cung cấp để họ chuyển hàng đến người mua. Đây là hình thức của dịch vụ fulfillment được nhiều trang thương mại điện tử lớn lựa chọn như Amazon, Shopify, Aliexpress,…

Fulfillment là gì? Các hình thức của fulfillment 7 

Dropship là hình thức fulfillment phù hợp với người bán có mặ hàng đa dạng nhưng lại không bỏ nhiều vốn. Vì vậy mà sẽ không tốn tiền kho bãi, chỉ cần tập trung đầu tư vào marketing để tạo thương hiệu, uy tín.

Tuy nhiên, loại hình này có khá nhiều rủi ro, nhất là rủi ro từ nhà cung cấp. Nếu người bán không cẩn thận thì sẽ dễ làm mất khách và ảnh hưởng đến hình ảnh công ty đang gây dựng.

Outsourced Fulfillment

Với hình thức này thì người bán sẽ thuê toàn bộ dịch vụ của bên thứ ba. Công ty chịu thực hiện dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ quy trình từ lấy hàng, lưu kho bãi, xử lý đơn hàng đến giao hàng cho khách, thu hộ tiền.

Mọi hoạt động trong quy trình đều được công ty dịch vụ fulfillment chịu trách nhiệm dù có bất cứ vấn đề gì phát sinh. Khi sử dụng dịch vụ này, công ty sẽ tiết kiệm được chi phí lưu kho, tiền nhân công và tiết kiệm được thời gian xử lý đơn hàng.

 

Fulfillment là gì? Các hình thức của fulfillment 8

Hình thức này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lưu kho, tiền nhân công, không mất nhiều thời gian trong quy trình xử lý đơn hàng. Dịch vụ hậu mãi cho khách hàng cũng không cần phải quan tâm đến.

Quy trình fulfillment

Bước 1: Nhận hàng hóa từ người bán

Công ty dịch vụ sẽ cử nhân viên đến tận nơidị để nhận hàng hóa, sản phẩm về lưu kho.

Bước 2: Lưu trữ hàng hóa ở kho

Sau khi lấy hàng từ người bán, công ty dịch vụ fulfillment sẽ chịu trách nhiệm sắp xếp, lưu trữ hàng hóa cẩn thận trong kho hàng. Ngoài ra thì công ty dịch vụ cũng sẽ kiểm kê, cập nhật tình hình hàng trong kho thường xuyên để đảm bảo hàng sẽ được chuyển đến tay người mua đúng hạn.

Bước 3: Xử lý đơn hàng khi có phát sinh

Đơn hàng sẽ được xử lý khi được người bán đặt và xác nhận trên hệ thống. Hệ thống sẽ xác nhận đơn hàng, lấy hàng, kiểm tra và chuyển hàng đến bộ phận đóng gói.

Quá trình xử lý đơn đặt hàng được bắt đầu sau khi đơn hàng được đặt và xác nhận trên hệ thống. Hệ thống của dịch vụ fulfillment sẽ thực hiện xác nhận đơn hàng, bắt đầu lấy hàng từ kho, kiểm tra sản phẩm và chuyển hàng tới bộ phận đóng gói sản phẩm.

Bước 4: Giao hàng

Sau khi tiếp nhận thông tin thì nhân viên giao hàng sẽ tiến hành giao hàng cho người mua theo thông tin đã được xác nhận trên hệ thống.

Bước 5: Thu hộ tiền hàng nếu có yêu cầu

Với các đơn hàng người mua thanh toán sau khi nhận hàng thì dịch vụ fulfillment sẽ thu hộ nếu có yêu cầu của người bán.

Bước 6: Xử lý những yêu cầu sau bán hàng

Nhiều khi chất lượng hàng hóa nhiều thì bên bán sẽ không đảm bảo được đúng mẫu mã, hàng lỗi hoặc giao nhầm hàng. Chính vì vậy sẽ có trường hợp khách hàng trả hoặc đổi hàng.

Lúc này bên dịch vụ sẽ tiếp nhận các yêu cầu từ khách hàng và xử lý theo quy định của người bán. Sao cho có thể đảm bảo quyền lợi của người mua và có thể hạn chế thiệt hại cho người bán hàng.